PHÂN BÓN HUỲNH THÀNH

1.PHÂN NPK CAO CẤP
 
Đặc tính
NPK là loại phân bón hỗn hợp ít nhất có 2 thành phần dinh dưỡng trong 3 thành phần N, P, K trở lên. Có 2 loại, phân trộn và phân phức hợp. Phân trộn là việc trộn lẫn cơ học các nguyên liệu ban đầu N, P, K…, còn phân phức hợp lại được điều chế dưới tác dụng hóa học của những nguyên liệu ban đầu.
 
Phân NPK 3 màu: Được sản xuất dơn giản chỉ là việc trộn theo tỷ lệ 3 loại phân đạm, lân, kali với nhau: Thành phần đạm thường sử dụng urê hạt đục, thành phần lân thường sử dụng DAP và kali thường sử dụng KCL. Ngoài ra để điều chỉnh công thức người ta thường trộn vào một viên phụ gia không có giá trị dinh dưỡng. Loại phân này có ưu điểm rẻ tiền hơn nhưng phải sử dụng ngay không tồn trữ lâu được vì sẽ bị đóng tảng.
 
Phân bổ sung trung vi lượng (NPK+TE): Là phân NPK có bổ sung thêm một số trung vi lượng như canxi, magiê, bo rát, kẽm, đồng…Việc thâm canh cao, tăng vụ đã khiến cho đất thiếu hụt một số trung vi lượng nên việc sử dụng phân này chẳng những đáp ứng được cho nhu cầu của cây làm tăng năng suất, giảm sâu bệnh mà còn làm tăng hiệu quả phân bón, có tác dụng cải tạo đất.
 
Là sản phẩm có đặc tính dễ tan, dễ tiêu, dùng để bón, hoặc tưới cho cây trồng. Thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt: cây cao su, cà phê, ca cao, lúa, khoai mì, mía, cây ăn trái.
Trong phân có chứa hàm lượng dinh dưỡng thích hợp với các chất đa , trung và vi lượng thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Tăng năng suất chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế.
 
Hướng dẫn sử dụng:
(1)Lúa: Thâm canh và cao sản
 
Lần bón
Ngày tuổi cây lúa
Lượng bón
1
7-10 ngày sau sạ
150-200kg/ha
2
20-25 ngày sau xạ
100-150kg/ha
3
40-45 ngày sau sạ
120-150 kg/ha
 
(2) Cây rau màu: Su hào, súp lơ, bắp cải, cà rốt, cà chua, khổ qua, đậu bắp,…
Lần bón
Rau (200-300kg/ha)
Màu (cây cho củ) 250-300kg/ha
1
Bón lót
80-100kg/ha
Bón lót
80-100kg/ha
2
Bón thúc đợt 1
80-100kg/ha
Bón thúc đợt 1
80-100kg/ha
3
Bón thúc đợt 2
100-120kg/ha
Bón thúc đợt 2
100-120kg/ha
 
(3) Cây công nghiệp: Cao su, điều, cà phê, tiêu,…
Lần bón
Giai đoạn bón
Lượng bón
1
Kiến thiết cơ bản
0,2-0,5 kg/cây
2
Trước khi ra hoa
0,2-0,5 kg/cây
3
Trước khi thu hoạch
0,2-0,5 kg/cây
4
Sau khi thu hoạch
0,2-,0,5 kg/cây
 
(4) Cây ăn trái: Thanh long, mãng cầu, cam bưởi,…
Lần bón
Liều lượng bón
1
Sau khi thu hoạch
200-250kg/ha
2
Trước khi ra hoa
260-320kg/ha
3
Trước khi thu hoạch
200-260kg/ha
 
2.PHÂN BÓN UREA:
 
Đặc tính:
Ure dạng viên tròn như trứng cá, màu trắng đục hay trắng ngà, hoặc trắng trong, không mùi, hòa tan nhanh trong nước, rất linh động. Phân có phản ứng trung tính sinh lý. Ở nhiệt độ >200C phân hút ẩm chảy nước, trở nên nhớt và lạnh, có thể vón cục và đóng tảng.Phân này còn được gọi là phân amon có hiệu quả chậm, do sự chuyển hóa  của ure trong đất thành amon. Quá trình chuyển háo tùy thộc vào độ ẩm, nhiệt độ, pH của đất, vi sinh vật trong đất,… trong đó quan trọng là nhiệt độ.
Thành phần:
- Nitơ: 46% Min
Hướng dẫn sử dụng:
Có thể sử dụng tốt cho nhiều loại cây trồng khác nhau, trên các loại đất khác nhau, nhưng đặc biệt thích hợp trên đất chua, đất bạc màu, đất rửa trôi mạnh. Phân có thể sử dụng dưới nhiều hình thức: bót lót hay bón thúc, bón vào đất hay phun trên lá. Trong số các loại phân đạm ure thích hợp cho việc bón trên lá. Để tránh quá trình amon hóa phân ure trên đất có thể dẫn đến mất đạm, cần bón phân sâu vào đất, do hàm lượng dinh dưỡng có trong phân cao, nên trộn phân thêm với đất bột, phân chuồng mục,… để tăng khối lượng cho dễ bón đều.
3 PHÂN BÓN KALI
Đặc tính và công dụng:
Phân clorua kali (phân MOP): Phân có dạng bột hoặc hạt màu đỏ hồng như muối ớt, kết tinh thành hạt nhỏ.Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây xanh đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh.Kali tạo cho cây xanh cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây xanh. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía,…
Thành phần:
K2O:  50-61 %
Hướng dẫn sử dụng:
   Phân kali nên bón kết hợp vói các loại phân khác, bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng magiê, natri.
–          Với loại đất trung tính, khi bón phân kali cần bón kết hợp với vôi.
–          Phân kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây ra hoa kết trái, hình thành củ…
–          Không nên bón quá nhiều phân kali, nó sẽ tác động xấu lên rễ cây làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm có thể làm mất cân đối natri, magiê. Một số loại cây trồng phản ứng tích cực với phân kali là chè, mía, dừa, chuối khoai, sắn, bông, đay, thuốc lá…
 
4 PHÂN BÓN DAP
 
Đặc tính và thành phần
Phân DAP (diamophos) là loại phân vô cơ hỗn hợp và có giá thành khá cao so với các loại phân vô cơ khác .
 
Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn. Phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
Phân DAP có đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất.Trên thị trường có nhiều loại phân DAP do khác nhau bởi xuất xứ nơi sản xuất : DAP Mỹ, DAP Philipin, DAP Trung Quốc. Có phân DAP mau tan có thể ngâm nước để tưới bổ sung, và phân DAP chậm tan để bón gốc cho cây hấp thu từ từ.
 
 Hướng dẫn sử dụng:
Phân này được sản xuất bằng cách trộn supe lân kép với sunphat amôn.Phân có hàm lượng lân cao, cho nên sử dụng thích hợp cho các vùng đất phèn, đất bazan.
 
Phân DAP có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Phân DAP thường được sử dụng cho cây ăn trái và rau lá trong giai đoạn cây kiến tạo bộ rễ và ra chồi đâm nhánh mới.
 
Phân này ít được dùng để bón cho cây lấy củ, bón cho lúa gieo khô…
 
Sau đây là bảng hổn hợp phối trộn các loại phân khi sử dụng nhiều loại phân cùng một lúc.
 
Khả năng trộn lẫn các loại phân 
 
 
Sunphat đạm, clorua đạm, phôtphat đạm
Nitrat đạm
 
Đạm urê
 
Supe lân
 
Apatit, phosphorit
 
Tecmô phôtphat
 
Clorua kali
 
Sunphat kali
 
DAP
 
Vôi, tro
 
Phân chuồng
 
Sunphat đạm, clorua đạm, phôtphat đạm 
+
 
+
 
+
 
 
 
 
+
 
0
 
0
 
0
 
0
 
Nitrat đạm 
+
 
+
 
 
 
 
 
 
0
 
0
 
0
 
0
 
Urê 
+
 
 
+
 
+
 
 
 
 
0
 
0
 
 
 
Supe lân 
 
 
+
 
+
 
 
 
 
0
 
+
 
0
 
+
 
Apatit, phosphorit 
 
 
 
 
+
 
 
 
 
+
 
0
 
+
 
Tecmô phôtphat 
 
 
 
 
 
+
 
 
 
 
0
 
0
 
Clorua kali 
+
 
 
 
 
 
 
+
 
 
+
 
 
+
 
Sunphat kali 
0
 
0
 
0
 
0
 
 
 
 
+
 
0
 
0
 
+
 
DAP 
0
 
0
 
0
 
+
 
+
 
 
+
 
0
 
+
 
0
 
+
 
Vôi, tro 
0
 
0
 
 
0
 
0
 
0
 
 
0
 
0
 
+
 
+
 
Phân chuồng 
0
 
0
 
 
+
 
+
 
0
 
+
 
+
 
+
 
+
 
+
 
Trộn được + ; Không trộn được 0 ; Trộn xong bón ngay -.
 
 – Phân chứa amôn như sunphat amôn, urê, clorua amôn, nitrat amôn không được trộn với phân có phản ứng kiềm như vôi, phân lân Văn Điển, bột phôtphorit, tro bếp. Vì nếu trộn các loại phân này với nhau sẽ làm mất đạm do bay hơi NH3.
– Phân lân dễ hoà tan trong nước như supe lân, phân DAP không được trộn với vôi.
– Phân dễ tan, dễ hút ẩm, vón cục như nitrat, urê, muối kali chỉ được trộn trước khi dùng.
– Supe phôtphat có thể giải phóng axit của một số loại phân như nitrat tạo chất làm hại bao túi đựng, cho nên cần chú ý khi vận chuyển.
 
5 PHÂN BÓN SA
 
Phân SA là loại phân có chứa cả hai dưỡng chất quan trọng. Do đó giá thành cao hơn các loại phân chứa đạm đơn thuần tính theo đơn vị chất đạm. Nếu xem xét hiệu quả chung của S và N đem lại khi bón SA thì giá thành có ý nghĩa kinh tế hơn.
Hóa tính và lý tính của phân SA rất ổn định nhờ dạng tinh thể cứng nên chất lượng bền. Phân SA sẵn sàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi.
Phân SA cung cấp trực tiếp cho cây trồng chất đạm và lưu huỳnh và cũng là loại phân có thể dùng chung với các loại phân khác. Dù được dùng riêng rẻ hay phối hợp với loại phân khác thì vẫn có thể tính được dễ dàng lượng phân bón cần thiết bón cho cây trồng.
 
Hiệu quả có ích của chất đạm trong phân SA
Cây lúa nước hấp thu chất đạm dưới dạng Amôn chiếm đa phần trong lượng đạm cây đòi hỏi. Trong khi cây lúa cạn lại sử dụng dạng đạm nitrat. Đạm Amôn bón cho ruộng rẫy được chuyển hóa thành nitrat dưới tác động của những vi khuẩn sống trong đất, nhờ đó trở nên dạng dễ tiêu cho cây trồng cạn. Điều này chứng tỏ rằng phân SA có thể được dùng cả trên ruộng nước lẫn ruộng cạn mà vẫn đảm bảo cho kết quả đáng kể. Những nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho biết cây trồng cạn có thể sử dụng cả hai dạng đạm amôn và đạm nitrat. Kết quả nghiên cứu cho thấy đạm amôn làm phát triển nhánh cây ngũ cốc còn trái bắp sẽ đóng hạt đầy đặn hơn.
Ngay cả trong quá trình trực di dưỡng chất trong đất, phân SA vẫn có thể tồn tại trong đất thuận lợi cho cây trồng. Đó là nhờ dạng đạm amôn của phân SA có khả năng tránh bị thất thoát trong quá trình trực di. Phân SA cũng ít bị mất đạm trong quá trình bay hơi so với phân urê.
 
Hiệu quả của chất lưu huỳnh trong phân SA
Kết quả thí nghiệm chứng minh rằng phân SA chứ dạng đạm cao cấp. Mới đây các nhà nghiên cứu nhận biết rằng một số trường hợp tưởng lầm cây bị thiếu đạm thay vì cây đang bị thiếu lưu huỳnh. Triệu chứng của 2 trường hợp thiếu đạm và thiếu lưu huỳnh biểu hiện rất giống nhau. Điểm khác biệt chính là các lá non bị vàng do thiếu S vì sự vận chuyển lưu huỳnh trong cây bị tắc nghẽn. Nếu chỉ có bón thêm phân đạm trong khi cây đang bị thiếu lưu huỳnh thì chỉ làm trầm trọng thêm vì tiếp tục gây ra thêm sự mất cân bằng về tỷ lệ giữa đạm và lưu huỳnh N:S.
 
 
Ích lợi của việc bón phân SA
• SA ít hút ẩm, dễ bảo quản, dễ trộn và dễ bón
Phân SA ít hút ẩm là nhờ cấu trúc phân tử kém hút ẩm giúp cho việc bảo quản lâu dài và dễ pha trộn với các loại nguyên liệu phân bón khác. Tuy nhiên, các nguyên tắc cẩn thận trong công tác bảo quản phân bón cũng phải chú trọng.
• Hiệu lực tức thời
Phân SA hoàn toàn tan trong nước 100%. Nhanh chóng phân ly thành ion amôn và sulphate.
• Hiệu lực kéo dài
Ion amôn dương tính liên kết với cấu tử đất tồn tại lâu bền xung quanh vùng rễ cây cho đến khi cây sử dụng mà không bị thấm rút vào nước chứa trong đất.